Honda Civic là mẫu xe ô tô bán chạy nhất thị trường Mỹ chăng?
Đại diện Honda tranh luận rằng việc bán hàng trên thị trường tổ chức có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu. Điều này không chỉ ảnh hưởng
Cuộc chiến xung quanh việc ai sẽ giành vương miện giữa Honda và Toyota là cả một câu chuyện lịch sử phức tạp.
Honda vừa công bố doanh thu tháng 3/2017 hôm thứ ba (ngày 4/4), một lần nữa sản phẩm của hãng trở thành dòng xe bán chạy nhất trong thị trường xe hơi bán lẻ tại Mỹ. Trong quá khứ, Honda đã tuyên bố Accord vượt mặt Camry đoạt danh hiệu ông vua của thị trường. Lần này, vương miện được trao lại cho Honda Civic. Điều đáng chú ý là 2 nhãn hiệu xe hơi từ Nhật Bản (Honda và Toyota) không thể thống nhất một cách chính xác, như thế nào được coi là vua của thị trường.
Doanh số bán hàng của các hãng được chia làm 2 phần riêng biệt: thị trường tổ chức và thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ là thứ mà chúng ta vẫn thường nghĩ tới khi nghe đến doanh số bán xe. Chúng ta có thể nhìn, nghe và cảm nhận thấy nó thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, bạn dành ra 35 phút để giải thích cho em của mình tại sao lại nên mua một chiếc Mazda CX-5 và đó là sự lựa chọn tốt nhất trong cùng phân khúc. Tuy nhiên, anh ta đến đại lý và cuối cùng đã mua một chiếc Fiat 500X đơn giản vì anh ta thích màu đó hơn. Bạn tự nhủ rằng sẽ chẳng bao giờ đưa ra lời khuyên về việc mua xe một lần nữa cho đến 4 ngày sau, khi ai đó hỏi bạn nếu họ nên mua một chiếc Fiesta để kéo thuyền. Thế giới liên tục thay đổi.
Trong khi đó, thị trường tổ chức (Fleet sale) không diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Các tổ chức chính phủ, công ty cho thuê xe, các hãng taxi, các đoàn thể nghề nghiệp… họ mua xe qua kênh này. Các hãng xe hơi thường có chính sách giảm giá cho các đoàn thể và doanh nghiệp khi mua nhiều xe cùng một lúc. Ví dụ, nhãn hiệu xe “bán chạy nhất” của Toyota – Camry, có chương trình khuyến khích 1.200 USD cho các đơn vị kinh doanh xe trên thị trường tổ chức.
Theo các nguồn tin tức ô tô, do thị trường tổ chức chỉ cần một chiếc xe hơi mà không quá khắt khe trong sự lựa chọn, các nhà sản xuất thường sử dụng hình thức bán hàng này nhằm xả hàng tồn kho khi họ chốt sản xuất một mẫu xe nào đó quá nhiều, vượt qua mức tiêu thụ của thị trường bán lẻ. Với nhiều xe được tiêu thụ một lúc, đồng thời, các khách hàng doanh nghiệp – tổ chức thường lấy những chiếc xe mà nhà sản xuất không cần đến, họ thường chỉ phải chi trả số tiền ít hơn rất nhiều so với giá trị của cùng chiếc xe đó trên thị trường bán lẻ. Điều này đặc biệt quan trọng với các công ty cung cấp dịch vụ thuê xe bởi nó ngay lập tức giúp cắt giảm và tiết kiệm chi phí chi phú đầu tư ban đầu.
Không khó để có thể nhận thấy, lợi nhuận của các nhà sản xuất xe hơi trên mỗi chiếc xe bán ra trên thị trường tổ chức sẽ thấp hơn so với thị trường bán lẻ. Các công ty như GM và Ford đã có thỏa thuận hợp tác trong việc vận hành các nhà xưởng chi nhánh của họ trong những khoảng thời gian nhất định bất chấp nhu cầu của khách hàng. Nhằm mục thực hiện thỏa thuận này, đôi lúc họ sẽ sản xuất ra những chiếc xe mà chính họ chẳng có khả năng bán cho khách hàng. Bán hàng cho thị trường tổ chức giúp giải quyết vấn đề tồn kho quá nhiều và duy trì hoạt động của nhà máy. Theo Honda, những hãng xe này đã “thổi phồng” doanh số. Đây là lý do vì sao Honda, không giống như gần như tất cả các nhà sản xuất xe hơi khác, không có bộ phận kinh doanh cho thị trường tổ chức.
Đại diện Honda tranh luận rằng việc bán hàng trên thị trường tổ chức có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận trên mỗi chiếc xe mà còn gây khó khăn cho hãng trước khi “tẩu tán” hết xe. Việc bán một chiếc xe được sản xuất cho thị trường tổ chức, chẳng hạn sản xuất để bán cho các doanh nghiệp cho thuê xe, cho khách lẻ có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo rằng chiếc xe có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đáng tin cậy. Honda cho rằng, hoạt động bán hàng cho tổ chức chỉ đem lại lợi ích ở một mặt duy nhất, đó là thổi phồng doanh số cho mục đích khoe khoang. Đây cũng chính là lý do chúng ta chưa bao giờ bắt gặp một chiếc taxi này mang nhãn hiệu Honda.
Leave a Reply